Vận chuyển 3 cái thể báo gấm quý hiếm - có nguy cơ "đi tù" 10 năm

admin

Vào lúc 11h30 ngày 2/1/2018, tại đường Bãi Chạo – Bãi Lạng, thuộc địa phận xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, Tổ công tác Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp Đội Cảnh sát giao thông, Công an huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình đã tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 28A – 00427 và bắt giữ một người đàn ông cùng tang vật là một thùng giấy với ba cá thể báo gấm đã chết bên trong.

Phát hiện 3 cá thể báo bị vận chuyển trái phép (Phòng Cảnh sát kinh tế công an tỉnh Hòa Bình)

Báo gấm là loài động vật hoang dã (ĐVHD) thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành tại Nghị định 160/2013/NĐ-CP. Mọi hành vi săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ báo gấm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự bất kể số lượng, khối lượng hay giá trị tang vật theo quy định tại Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 – gọi tắt là BLHS 2017) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Theo đó, các hành vi vi phạm về ĐVHD có thể bị phạt tù lên đến 15 năm hoặc 5 tỷ đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp nhân.

Bà Bùi Thị Hà, Giám đốc Chương trình Chính sách và Pháp luật của Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) nhận định: “Hành vi vận chuyển trái phép báo gấm của Bùi Văn Miên đã đáp ứng cấu thành Khoản 2 Điều 244 BLHS 2017. Như vậy, nếu đối tượng này không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 5 đến 10 năm tù. ENV hi vọng các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng hiệu quả BLHS 2017 để đưa ra một bản án thích đáng cho đối tượng nhằm nghiêm khắc răn đe những kẻ đang có tham vọng kiếm tiền bất chính từ ĐVHD.

Tin liên quan

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522