Chính sách - Pháp luật

 

 

Chương trình Chính sách và Pháp luật

 

Chương trình Chính sách và Pháp luật ENV ra đời năm 2007 nhằm góp phần cải tiến các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ và bảo tồn ĐVHD. ENV hợp tác với nhiều cơ quan cấp cao của chính phủ  như Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, v.v. để góp ý, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, cũng như đảm bảo hiệu quả thực thi các văn bản này nhằm góp phần bảo vệ tốt hơn các loài ĐVHD của Việt Nam và trên thế giới.

    

 

 

Các hoạt động chủ yếu của Chương trình Chính sách và Pháp luật:

  • Cập nhật và theo dõi hoạt động xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách có liên quan đến ĐVHD, kịp thời góp ý để hoàn thiện chính sách trên cơ sở kinh nghiệm từ thực tiễn phối hợp trực tiếp với các cơ quan chức năng địa phương.
  • Xây dựng các hướng dẫn, hỗ trợ thực thi pháp luật về ĐVHD.
  • Kịp thời phản ánh các vấn đề trong quá trình thực thi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và đề xuất hướng dẫn phù hợp để hỗ trợ quá trình thực thi.
  • Tư vấn trực tiếp cho các cơ quan chức năng có liên quan trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về ĐVHD để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý vi phạm về ĐVHD.

Tọa đàm pháp luật bảo vệ ĐVHD với các đại biểu Quốc hội

 

Một số thành tựu nổi bật của ENV trong chương trình Chính sách & Pháp luật

  • Cung cấp các ý kiến chuyên môn về pháp lý cho các dự thảo về Luật có liên quan đến công tác bảo vệ các loài ĐVHD, các nghị định và thông tư kể từ năm 2010 đến nay như Bộ luật hình sự sửa đổi, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Lâm nghiệp, Luật Thủy sản, Nghị định 160, Nghị định 06, Nghị định 26, Nghị định 35, Nghị định 42 và các văn bản pháp luật về chính sách bảo vệ động vật hoang dã khác tại Việt Nam. Gần đây, Phòng Chính sách và Pháp luật cũng góp ý cho các dự thảo sửa đổi cho Nghị định 06, Nghị định 26, Nghị quyết 05, Thông tư 27.
  • Phát hành Hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD (năm 2019, tái bản sửa đổi bổ sung năm 2020). Đây là một tài liệu tham khảo về việc áp dụng các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam và được các cán bộ, thẩm phán và kiểm sát viên đánh giá cao trong quá trình sử dụng.
  • Loại bỏ việc bán đấu giá cao hổ (tiền đề từ vụ việc cá thể hổ bị tịch thu tại tỉnh Thanh Hóa); không để chủ nuôi tiếp tục nuôi nhốt gấu có nguồn gốc bất hợp pháp kể từ tháng 9/2011 đến nay (phối hợp với Bộ Tư pháp); ngăn chặn hoạt động bán đấu giá tê tê, gây nuôi tê tê vì mục đích thương mại; và đóng cửa các trang trại gấu tại Hà Long (phối hợp Ủy ban Nhân dân Quảng Ninh, 2014).
  • Hỗ trợ, tư vấn pháp luật trong quá trình xử lý các đối tượng vi phạm nghiêm trọng về động vật hoang dã với các bản án nghiêm khắc cho các đối tượng vi phạm.

 

BẢN TIN VỀ NẠN BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Với những thông tin được cập nhật, biên soạn đầy đủ nhất: các vụ bắt giữ hoạt động phạm pháp về ĐVHD, thống kê tình hình tội phạm, bản án xét xử dành cho các đối tượng phạm pháp, các thành tựu nổi bật trong công tác bảo vệ ĐVHD,... Bản tin về nạn buôn bán động vật hoang dã sẽ được Phòng Chính sách & Pháp luật phát hành định kỳ 2 số hằng năm.


Bản tin sẽ được gửi tới cơ quan chức năng tại các địa phương, đồng thời cũng được công bố để mọi người có thể đón đọc tại đây.

 

MỘT SỐ BÁO CÁO, PHÂN TÍCH KHÁC

 

Hiệu quả công tác xử lý vi phạm về động vật hoang dã do người dân thông báo năm 2021Hướng dẫn: Các yêu cầu pháp lý về nuôi thương mại động vật hoang dãBan hành Danh mục động vật hoang dã được phép nuôi thương mại

Cùng chúng tôi hành động ngăn chặn sự tuyệt chủng của
các loài động vật hoang dã

ENV nỗ lực hoạt động để chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp tại Việt Nam đang hủy hoại các hệ sinh thái trên toàn thế giới.
Với sự giúp đỡ của bạn, chúng tôi có thể tạo ra các tác động lớn hơn để ngăn chặn sự tuyệt chủng của các loài ĐVHD.

1800 1522